Tìm việc làm

▼Tìm việc làm

Để có thể sống và làm việc một cách thoải mái tại Nhật thì việc biết các qui định về pháp luật của lao động và tập quán thói quen nơi làm việc là điều quan trọng.Ở mục E lao động và tu nghiệp, bạn sẽ tiếp thu các kiến thức, thông tin cơ bản để có cuộc sống lao động thoải mái.

Ở Nhật khi tìm việc làm thì điều quan trọng là tư cách lưu trú.Trước nhất là xác định tư cách lưu trú của bạn, kế đó là hãy tìm việc.


(1)Tình hình tuyển dụng tại Nhật

Điểm khác biệt lớn của tập quán nơi làm việc tại Nhật và nước ngoài là việc thường không trao đổi hợp đồng, để phòng tránh các phiền phức rắc rối có thể xảy ra trước khi nhận việc, cần phải xác định rõ các điều kiện lao động.

Trường hợp không trao đổi hợp đồng thì nên nhận giấy tờ mà có ghi các điều kiện về lao động một cách rõ ràng từ người thuê. Việc sử dụng giấy thông báo các điều kiện về lao động do Bộ lao động và phúc lợi cấp(Tiếng Việt Nam)là rất quan trọng.

Thông báo nội dụng

Thông báo nội dụng

(2)Công việc và tư cách lưu trú

Khi muốn xin việc làm ở Nhật, bạn cần xem lại mình đủ điều kiện (tư cách lưu trú) để xin việc làmhay không(Tham khảo mục A Tư cách lưu trú, 1 Xác nhận tư cách lưu trú). Nếu làm việc ở ngoài phạm vi hoạt động của tư cách lưu trú mình để kiếm tiền thì phải xin “giấy phép hoạt động ngoài tư cách” tại sở quản lý nhập cảnh địa phương.

Việc làm thêm không có giấy phép bị xem là “lao động bất hợp pháp” (Tham khảo mục A Tư cách lưu trú, 2-6 Giấy phép hoạt động ngoài tư cách).

(3)Giấy chứng minh tư cách lao động

Giấy chứng minh tư cách lao động là giấy chứng minh bạn có đủ điều kiện để lao động.Vì đây là giấy mà ghi rõ nội dung hoạt động và thời hạn lao động, nên việc xin giấy này được tiến hành ở Sở quản lý nhập cảnh địa phương. Nếu như có giấy chứng minh tư cách lao động thì sẽ hiểu được nội dung, thời hạn hoạt động, nên phía người thuê cũng như người lao động như bạn sẽ có thể an tâm. Mặt khác trong trường hợp thay đổi công việc thì giấy chứng minh lao động cũng cần thiết.

Giấy tờ cần thiết 1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận về tư cách lao động
2.Hộ chiếu hoặc thẻ đăng ký ngoại kiều(Trong trường hợp được cấp phép hoạt động ngoài tư cách)
3.Giấy phép hoạt động ngoài tư cách.
v.v…
Nơi nộp Nơi nộp: Sở quản lý nhập cảnh địa phương của nơi cư ngụ
Tư vấn Nơi tư vấn: Sở quản lý nhập cảnh địa phương của nơi ở hay Trung tâm thông tin tổng hợp về việc lưu trú người nước ngoài
Khi nào Tùy theo nhu cầu.
Lệ phí Khi nhận giấy chứng nhận, phải đóng 680 yen (bằng tem Shunyuinshi).

(4)Tư cách lưu trú không thể làm việc

Những người mà sở hữu tư cách lưu trú như “Hoạt động văn hóa”, “Ở lại ngắn hạn”, “Du học”, “Tu nghiệp” và “Ở lại với gia đình” thì không được cho phép làm các việc có nhận thù lao hoặc kinh doanh tại Nhật. Những người mà sở hữu tư cách lưu trú trên nếu muốn lao động thì cần phải nhận được giấy phép hoạt động ngoài tư cách của Sở quản lý nhập cảnh địa phương. Tuy nhiên giấy phép hoạt động ngoài chỉ được thừa nhận khi không gây hại gì đến các hoạt động của tư cách lưu trú ban đầu.

Người có tư cách lưu trú là “Du học”, sau khi nhận được giấy phép tư cách hoạt động ngoài tư cách thì thời gian có thể làm việc thêm theo nguyên tắc là 1 tuần không quá 28 tiếng ( Còn trong thời gian nghỉ dài thì 1 ngày được làm 8 tiếng) (Tham khảo mục A Tư cách lưu trú 2-6 Giấy phép tư cách hoạt động ngoài tư cách)

Giấy tờ cần thiết 1.Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngoài tư cách
2.Giấy tờ mà liên quan đến dung hoạt động ngoài tư cách
3.Hộ chiếu
4.Thẻ đăng ký ngoại kiều
Nơi nộp Nơi nộp: Sở quảnlý nhập cảnhnơi cư ngụ.Nơi hỏi:Sở quản
Nơi hỏi lý nhập cảnh nơi cư ngụ hoặc trung tâm thông tin tổng hợp về việc lưu trú người nước ngoài
Khi nào Khi dự định tiến hành các hoạt động ngoài tư cách
Lệ phí Miễn phí
  • このエントリーをはてなブックマークに追加

Related post

Comment are closed.

NEWS CATEGORY

PICK UP

  1. Thêm những đồng nghiệp mới trẻ trung

  2. Mr. Kizuna 2017!

  3. Liên hệ khẩn cấp (ở Nhật Bản)

Các bài báo phổ biến

  1. Xin chứng nhận có đủ điều kiện làm việc

    Giấy chứng nhận về tư cách lao động biểu thị cụ th...
  2. Liên hệ khẩn cấp (ở Nhật Bản)

    ▼Trường hợp khẩn cấpTrường hợp cấp cứu, hỏa hoạn...